Xét nghiệm HbA1c không những xác định một người mắc đái tháo đường mà còn giúp người đã khỏi bệnh hiểu rõ mức đường huyết vào thời điểm xét nghiệm, với mục tiêu làm giảm nguy cơ và cải thiện biến chứng đái tháo đường. Xét nghiệm HbA1c cần tiến hành khoảng 2 – 4 lần/năm.

Xét nghiệm HbA1c là gì?
Xét nghiệm HbA1c (hemoglobin glycated) cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng.
Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để chuyển hóa lượng glucose từ thức ăn được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, vì thiếu hụt insulin hoặc do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả nên glucose này dính vào hemoglobin – một loại protein của tế bào hồng cầu. Và khi tế bào hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể thì chúng cũng “phiêu lưu ký” cùng. Các tế bào hồng cầu có tuổi thọ trong 2-3 tháng, đó là lý do tại sao việc xét nghiệm nên được thực hiện hàng quý và mỗi năm có thể xét nghiệm từ 2-4 lần.

Kết quả xét nghiệm gồm những mức độ nào?
Kết quả xét nghiệm cung cấp thông tin cơ bản về mức đường huyết trong 2-3 tháng qua để bác sĩ giúp người bệnh điều chỉnh mục tiêu điều trị, kiểm soát tiểu đường tốt hơn.
Kết quả xét nghiệm có chỉ số cao có nghĩa cơ thể tích luỹ rất nhiều glucose trong máu. Với người bệnh tiền đái tháo đường sẽ có khả năng làm giảm nguy cơ chuyển qua giai đoạn đái tháo đường. Với người bệnh đái tháo đường hay bị biến chứng tiền đái tháo đường, loét võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, tim mạch,…
Người bệnh đái tháo đường cần đạt mục tiêu mức dưới 7% là an toàn. HbA1c càng cao, nguy cơ mắc biến chứng đái tháo đường càng tăng. Những người mắc đái tháo đường không được điều trị trong thời gian dài, mức HbA1c sẽ trên 8%. Nếu mức HbA1c của người bệnh đái tháo đường cao hơn mục tiêu, bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị bằng phối hợp giữa dinh dưỡng, tập luyện và thuốc.
Xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện khi nào?
Bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhằm chẩn đoán một người mắc tiểu đường hay có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Sau lần khám đầu tiên, tần suất xét nghiệm phụ thuộc vào đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2, tình trạng kiểm soát đường huyết và thời gian điều trị.

Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể được thực thiện khi khám kiểm tra sức khỏe tổng quát.
HbA1c có ý nghĩa gì với bệnh nhân tiểu đường?
Biết mức HbA1c để người tiền tiểu đường và bệnh nhân đái tháo đường có kế hoạch điều trị hợp lí. Kết quả này giúp bác sĩ đồng hành với bệnh nhân, căn cứ vào đó để đánh giá kế hoạch điều trị hàng năm, điều chỉnh thuốc. Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường có thể phối hợp với bác sĩ khoa Dinh dưỡng – Tiết chế xây dựng chế độ ăn kiêng, tập luyện.
Vì sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?
Kiểm soát chỉ số nhằm đánh giá người bệnh đang điều trị tốt tiểu đường hay không, bác sĩ dùng thuốc có đúng không; người bệnh có sử dụng đúng thuốc bác sĩ kê hay không, có thực hiện chế độ dinh dưỡng có theo hướng dẫn của bác sĩ hay không. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ lên kế hoạch cụ thể, giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết, đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.

Tuỳ theo từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ đưa ra mục tiêu HbA1c khác nhau. Tuy nhiên, mọi mục tiêu phải trên cơ sở các mức như sau:
- Với người bệnh có tiền tiểu đường, mức mục tiêu là phải đưa đường huyết xuống dưới 39 mmol/mol (5.7%).
- Với người bệnh đái tháo đường tuýp 2, mức mục tiêu đưa đường huyết xuống dưới 48 mmol/mol (6,5%).
Việc duy trì mức mục tiêu không phải là đơn giản nhưng người bệnh nên nỗ lực giữ ổn định đường huyết trong giới hạn này. Vì nếu không kiểm soát, mức báo hiệu có khả năng bị biến chứng nguy hiểm hơn (nhiễm toan ceton – biến chứng của tăng acid trong máu, tăng áp lực thẩm thấu máu, . ..) .
Nếu mức HbA1c cao hơn với lần gần nhất xét nghiệm, bác sĩ sẽ xem xét lại loại thuốc người bệnh đang sử dụng, điều chỉnh tăng liều lượng hoặc kê đơn thuốc mới. Người bệnh đái tháo đường cần hoạt động nhiều hơn nữa nhằm cân bằng glucose trong máu.
______________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về chỉ số đường huyết
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp