Bầu 36 tuần tức là mẹ bầu đang bước vào tháng 9 của thai kỳ (Giai đoạn cuối của thai kỳ). Đây là giai đoạn mà thai nhi hoàn thiện những phát triển cuối cùng, để sẵn sàng và bắt đầu cho giây phút chào đời.
Vậy bầu 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai nhi khi mẹ bầu 36 tuần phát triển như thế nào? Có lẽ đây là những câu hỏi mà hầu hết ba bầu nào cũng thắc mắc, đặc biệt là những bà bầu mới mang thai lần đầu tiên. Những điều thú vị này sẽ được bật mí ở bài viết này. Cùng chúng mình xem những thay đổi của mẹ và bé nhé.

Bé yêu nặng bao nhiêu khi bầu 36 tuần?
Hầu hết ba mẹ nào cũng rất tò mò về sự thay đổi của bé yêu cũng như đón chờ được gặp mặt con yêu. Lúc này, cơ thể của bé có kích thước như một bỏ cải và dài khoảng gần 50cm, nặng gần 3kg. Và với kích thước này thì em bé không còn “tung hoành” nhiều như trước nữa.
Đặc biệt, ở thời điểm này bé vô cùng chăm chỉ, vì bé đang cố tích lũy chất béo để đạt đến khoảng 15% tổng trọng lượng để tích đủ năng lượng dự trữ và duy trì nhiệt độ cơ thể. Những ngấn tay đáng yêu và khuôn mặt bầu bĩnh của thai nhi có được khi bầu 36 tuần cũng là nhờ vào quá trình này.
Sự thay đổi của thai nhi
Phần xương cấu tạo nên hộp sọ và đang di chuyển, chồng chéo lên nhau trong khi đó đầu của bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ. Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là sự đúc khuôn hộp sọ và sẽ giúp cho đầu thai nhi dễ dàng di chuyển qua kênh sinh.
Khi mới sinh, đầu bé có thể nhọn hoặc trông có phần hơi dị dạng nhưng bạn không cần phải lo lắng, vì sau một khoảng thời gian ngắn là vài giờ hoặc vài ngày thì đầu bé sẽ trở lại bình thường.
Sự thay đổi của mẹ bầu 36 tuần
- Bụng khi đã bầu 36 tuần sẽ bị sa xuống, di chuyển dần về phía khung xương chậu của bà bầu – Đây gọi là sa bụng bầu. Sa bụng bầu thường xuất hiện 1 tuần trước sinh, nhưng nếu đây là lần mang thai không phải đầu tiên thì nó sẽ không xảy ra trong suốt thai kỳ.
- Xương chậu bị đau: Lúc này, do bé đang dần di chuyển xuống dưới, cho nên áp lực phần bụng của bà bầu càng tăng lên. Điều này làm cho bà bầu khó khăn trong việc đi lại và phải đi tiểu rất nhiều lần.
- Về cân nặng: Đây là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, như vậy tức là giai đoạn tăng cân cũng đã kết thúc. Cân nặng không tăng lên mà thậm chí còn giảm xuống trong những tuần cuối cùng. Nhưng, mẹ đừng lo lắng, cân nặng của bé yêu không sụt giảm tí nào đâu nè.
- Mất ngủ triền miền: Bước vào giai đoạn bầu 36 tuần này thì có thể nói giấc ngủ đối với bà bầu là điều vô cùng quý giá và hầu hết thai phụ nào cũng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là vì các mẹ quá lo lắng, căng thẳng về quá trình đi sinh sắp tới. Nếu cảm thấy ngột ngạt và khó chịu thì bà bầu nên điêu chỉnh nhiệt độ căn phòng, hoặc mở cửa sổ để thông thoáng hơn.
Lưu ý cho bà bầu 36 tuần
Bổ sung đầy đủ vitamin B6
Vitamin B6 còn được gọi là Pyridoxine – Là nguyên liệu được tạo ra từ Protein, để tạo ra tế bào sống.
Bên cạnh đó, vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. Bà bầu 36 tuần nên bổ sung vitamin B6 thông qua các loại thực phẩm như: Chuối, bơ, đậu nành, bột yến mạch, cà chua, khoai tây…
Để ý những chuyển động của thai nhi

Em bé trong bụng lúc này không còn chuyện động mạnh hay đạp nhiều như trước nữa, mà chỉ si chuyển nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể theo dõi thường xuyên nhũng cử động của con. Trường hợp nếu bầu 36 tuần mà tần suất cử động giảm rõ rệt thì thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sức khỏe nhé.
Dung nạp đủ lượng Protein
Bổ sung protein là điều mà ba mẹ cần lưu ý trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ, vì đây là thời kỳ mà não bộ của bé đang phát triển nhanh. Bên cạnh đó, bà bầu 36 tuần cũng nên bổ sung thêm DHA cho cơ thể:
Một số thực phẩm cung cấp DHA như:
- Thịt nạc
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá cam…
- Trứng
- Các loại hạt, quả óc chó
Trên đây là toàn bộ là những thay đổi thú vị của bà bầu 36 tuần cũng như những lưu ý để bà bầu cần chú ý. Hi vọng các mẹ có thai kỳ thật khỏe mạnh và quá trình sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông nhé.
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về thai 6 tháng
- Tìm hiểu thêm về sữa cho bé 2 tuổi
- Chia sẻ thêm về thai 34 tuần
- Đọc và hiểu thêm về mẹ bầu bị tiêu chảy
- Như thế nào là thai 1 tháng
- Xem thêm thai 19 tuần
- Xem thêm về biểu hiện khi mang thai
- Tìm hiểu thêm sữa grow plus xanh
- Hiểu thêm về biểu hiện có thai tuần đầu