Chỉ số HbA1c là giá trị của hàm lượng HbA1c trong máu đã bị glycosyl hóa, đặc biệt đây là một loại kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose. Trong máu sẽ có 3 loại Hb như sau: HbA1, HbA2, HbF trong đó HbA1 chiếm phần trăm từ 97 – 99%. Từ đó, HbA1 tiếp tục được phân ra thành 3 loại: HbA1a, HbA1b và HbA1c và HbA1c chiếm tới 80%. Đặc biệt, HbA1c tồn tại với mục đích là vận chuyển oxy và glucose để nuôi cơ thể.

Chỉ số HbA1c là gì? Và có ý nghĩa với mức đường huyết?
Chỉ số HbA1c được các Bác sĩ ví như một bức tranh tổng thể về mức đường huyết của cơ thể bạn trong vòng một vài tuần hoặc 1 tháng.
Đối với người đang bị bệnh tiểu đường, thì HbA1c vô cùng quan trọng. Bởi vì khi con số này tăng cao, thậm chí là tăng vượt quá mức chuẩn sẽ dẫn đến nguy cơ phát triển các biến chứng khác và nguy hại đến tính mạng. Vì vậy mà, bệnh nhân cần chú trọng đến chỉ số này để kiểm soát được mức đường huyết trong cơ thể.
Các giá trị của chỉ cố HbA1c:

- Nhỏ hơn 5.7%: Mức đường huyết đạt chuẩn
- Dao động từ 5.7% – 6.4%: Đang ở giai đoạn tiền tiểu đường
- Lớn hơn hoặc bằng 6.5%: Đang mắc bệnh tiểu đường
Làm sao để theo dõi được chỉ số này?
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thì nên xét nghiệm định kỳ 3 tháng/lần, tối đa là 6 tháng/lần (nếu không có đủ điều kiện). Khi đã xét nghiệm xong, dùng kết quả đó để xem xét chỉ số và có kế hoạch điều trị để phòng ngừa tối đa các biến chứng.
Lưu ý:
- Khi xét nghiệm đường huyết lúc đói, chỉ thấy được giá trị đường huyết ở thời điểm đó.
- Còn khi xét nghiệm HbA1c thì nó sẽ phản ánh về các tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong vòng 3 tháng trước. Chỉ số HbA1c có giá trị và ý nghĩa cao hơn Glucose trong máu lúc đói.
Quy trình làm xét nghiệm HbA1c
Nhìn chung thì quy trình này khá dễ thực hiện vì vậy mà người bệnh có thể tiến hành xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Quy trình gồm những bước sau đây:
- Bước 1: Đăng ký thông tin tại khu vực đăng ký khám của Bệnh viện.
- Bước 2: Di chuyển đến phòng khám bệnh để được y bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm.
- Bước 3: Di chuyển tới khu vực lấy mẫu xét nghiệm HbA1C. Tại đây, y tá sẽ tiến hành lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch, sau đó cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDT. Mẫu máu sẽ được bảo quản ở điều kiện phù hợp và đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích mẫu máu.
- Bước 4: Bác sĩ khám bệnh ban đầu sẽ nhận kết quả chỉ số HbA1C, giải thích về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và tư vấn cũng như có biện pháp điều trị.
Các biện pháp để kiểm soát chỉ số HbA1c
Chỉ số lý tưởng nhất đường huyết của bạn là dưới 6.5%. Đây cũng là con số mà các bác sĩ luôn mong muốn bệnh nhân có thể đạt được. Một số biện pháp như sau:
Điều trị theo bác sĩ
Khi chỉ số HbA1c được xác định là bất bình thường, thì người bệnh sẽ được tiếp nhận điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Để nhanh chóng kiểm soát được sức khỏe, hãy tuân thủ chính xác các chỉ định của bác sĩ như sau: Uống đúng thuốc, cần thay đổi hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tái khám theo đúng lịch hẹn.
Nếu phát hiện có triệu chứng gì bất thường trong thời gian này, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp và an toàn cho sức khỏe.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
HbA1C phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết liên tục trong 3 tháng. Vì vậy, nếu mức đường huyết được kiểm soát tốt mỗi ngày thì chỉ số này cũng sẽ dần trở về trạng thái bình thường.
Những thực phẩm được khuyến khích sử dụng: Các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá nạc và sữa đã tách béo.
Cần đặc biệt lưu ý, không nên ăn các món có quá nhiều dầu mỡ, món ăn quá mặn, nhiều đường hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Tăng cường tập luyện thể thao
Quá trình tập luyện thể dục thể thao tích cực sẽ kích thích lượng đường trong cơ thể được chuyển hóa. Nhờ quá trình tập luyện, glucose trong máu sẽ được kiểm soát một cách an toàn nhất. Đây cũng là lý do đầu tiên mà các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần để chỉ số HbA1c đạt mức ổn định.
Trên đây là những kiến thức mới về các chỉ số HbA1c. Hi vọng bệnh nhân hiểu và có những biện pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe.
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về đau thắt ngưc bên trái
- Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
- Chia sẻ thêm về cách thử tiểu đường tại nhà
- Đọc và hiểu thêm về chỉ số đường huyết
- Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
- Xem thêm điều trị tiểu đường thai kỳ
- Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
- Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
- Hiểu thêm về cơn đau thắt ngưc